Newsletter
Přihlašte se k odběru novinek a mějte přehled o tom co chystáme.
Trong Kitô giáo Tây phương, ngày lễ Phục Sinh sẽ
rơi vào một Chủ nhật giữa 22 tháng 3 và 25 tháng 4. Ngày kế tiếp, thứ Hai, được
công nhận là ngày nghỉ lễ chính thức của hầu hết các quốc gia có truyền thống
Kitô giáo, nhưng không được quy định tại Hoa Kỳ, ngoại trừ trước kia ở một số
tiểu bang, tất cả đã được bãi bỏ từ những năm 1980.
Lễ Phục Sinh và các ngày nghỉ liên hệ tới nó là những ngày lễ di động, tức là chúng không rơi vào một ngày cố định trong lịch Gregorian hay lịch Julian (là những lịch dựa theo sự vận hành của mặt trời và mùa). Thay vào đó nó dựa trên lịch mặt trăng tương tự. Ngày chính xác của lễ Phục Sinh thường vẫn còn là đề tài tranh luận.
Vào Công đồng Nicaea thứ nhất năm 325, lễ Phục Sinh được quyết định tổ chức vào cùng một Chủ nhật trên toàn giáo hội, nhưng có lẽ chưa có phương pháp nào được chỉ định bởi Công đồng (không may là hiện không tìm thấy nguyên văn các quyết định của Công đồng). Thay vào đó, việc chọn ngày dường như tham khảo từ giáo hội ở Alexandria, một thành phố nổi danh về sự thông thái vào lúc đó. Thành phố này tổ chức lễ Phục Sinh vào Chủ nhật đầu tiên sau ngày thứ 14 đầu tiên của tháng âm lịch xảy ra vào hoặc sau 21 tháng 3.
Trong suốt thời Trung Cổ, cách
tính này được diễn đạt ngắn gọn là lễ Phục sinh xảy ra vào Chủ nhật đầu tiên
sau ngày trăng tròn đầu tiên vào hoặc sau ngày xuân phân. Giáo hội Công giáo Rôma
dùng cách riêng để tính ngày Phục Sinh cho đến thế kỉ 6, sau đó có lẽ họ chuyển
sang phương pháp Alexandria khi đổi sang lịch Julian bởi Dionysius Exiguus
(không có bằng chứng rõ ràng về việc này cho đến thế kỉ 9). Hầu hết giáo hội
trên các đảo Anh dùng phương pháp Rôma cuối thế kỉ 3 cho đến khi họ áp dụng
cách tính Alexandria vào Công đồng Whitby năm 664.
Các giáo hội trên lục địa châu
Âu ở phía Tây dùng cách tính Rôma đến cuối thế kỉ 8 trong triều đại
Charlemagne, và cuối cùng họ cũng chuyển sang dùng phương pháp Alexandria. Vì
các giáo hội Tây phương hiện nay dùng lịch Gregorian để tính ngày, còn các giáo
hội Chính thống Đông phương dùng lịch Julian, nên ngày lễ Phục Sinh của họ
thường không trùng nhau.
Tại hội nghị thượng đỉnh ở
Aleppo, Syria năm 1997, Hội đồng các giáo hội thế giới đề nghị cải cách phương
pháp tính ngày lễ Phục Sinh dựa trên các tính toán theo quan sát thiên văn trực
tiếp; điều này giúp loại bỏ khác biệt giữa các giáo hội Tây phương và Đông
phương. Cải cách này được đề nghị áp dụng từ năm 2001, nhưng cuối cùng nó không
được các thành viên sử dụng.
Ngoài những truyền thống tôn
giáo có liên quan đến hoạt động kỷ niệm sự phục sinh của chúa Jesus, người theo
Kitô giáo còn có truyền thống trao nhau những quả trứng Phục sinh, thường được
làm từ sôcôla.
Trứng là biểu tượng từ xưa về
sự sinh sản. Có một truyền thống là vào buổi sáng lễ Chúa thánh thần hiện xuống
(một phần của lễ Phục sinh), người ta thức dậy sớm để ngắm mặt trời lên và dùng
bữa trưa đặc biệt, như tổ chức một chuyến picnic cho cả gia đình.
Một trích đọan trong Kinh Thánh viết: “Lễ Phục Sinh năm nào cũng nhằm vào Mùa Xuân, mùa hoa lá đâm chồi, nảy lộc phô bày một sức sống mới sau những tháng mùa đông giá lạnh. Sự sống trong Chúa Jesus cũng vậy.
Độc đáo Lễ phục sinh tại Cộng hòa Séc
Lễ phục sinh từng mang màu sắc tôn giáo, ăn mừng sự hồi sinh của chúa Jesus. Ngày nay, người Séc tổ chức ngày lễ này để chào đón mùa xuân và chúc nhau sức khoẻ. Họ vẽ và tặng trứng hay kẹo bánh cho nhau, ăn các món truyền thống và trang trí nhà cửa với nhiều màu sắc.
Truyền thống quất roi và tặng trứng
Roi pomlázka được tết bằng cành
liễu mảnh và dẻo. Ý nghĩa biểu tượng của roi pomlázka là để xua đuổi bệnh tật
và những linh hồn xấu và mang lại sức khỏe và tuổi trẻ cho phần còn lại của năm
cho tất cả những người bị quất.
Vào ngày Phục Sinh, các chàng
trai sẽ quất nhẹ các cô gái vào chân hay mông. Vừa quất vừa đọc một bài vè, yêu
cầu một hoặc hai quả trứng.
Cô gái sẽ thưởng cho chàng trai
trứng hoặc kẹo vẽ và buộc một dải ruy băng xung quanh pomlázka của anh ta.
Khi các chàng đi quanh làng,
túi của các chàng sẽ dần đầy ắp trứng. Pomlázkas của họ cũng được trang trí
bằng nhiều dải ruy băng ngày càng nhiều màu sắc.