Newsletter
Přihlašte se k odběru novinek a mějte přehled o tom co chystáme.
Những biểu tượng của ngày Lễ Phục Sinh:
1. Cừu
Thông thường khoảng thời gian này cũng rơi
vào tháng tên thánh “beránek” - con cừu - đây cũng là một trong những biểu tượng
của Chúa. Ngoài ra theo truyền thống của người do thái ở Israel thì con cừu
cũng là biểu tượng Thánh cai quản nhà tế bần. Hoặc theo đức tin của người theo
đạo Thiên chúa thì “cừu” - Thánh cũng mang lại sự cứu rỗi cho Thế giới. Vì vậy
trong dịp Lễ Phục sinh mọi người hay dùng cừu để trang trí, hoặc làm bánh hình
con cừu.
2. Cây Thánh Giá
Đây là một trong những biểu tượng quan trọng
nhất của Đạo thiên chúa, bởi vì Chúa đã bị kết án và đóng đinh trên cây thập tự.
Đây là hình phạt bị coi là độc ác nhất, và làm nhục nhất.
3. Lửa
Buổi làm lễ Phục Sinh thường được bắt đầu
bằng việc đốt lửa, được coi là biểu tượng của việc chiến thắng của Chúa trước
bóng tối và cái chết. Trong nhiều nền văn hoá khác, lửa cũng được coi là biểu
tượng của sự sống. Trong dịp Lễ Phục
Sinh thường hay thắp nến.
Theo truyền thống của đạo thiên chúa thì
ngọn lửa này được thắp suốt kỳ Giáng Sinh cho đến ngày lễ Ngũ tuần. Ở đây họ
duy trì đến ngày Lễ Đốt Phù Thuỷ (pálení čarodejnic) - vào tối 30/4. Họ cho rằng
việc đốt này sẽ làm sạch sẽ những thứ xấu xa của mùa đông lạnh lẽo.
4. Trứng
Trứng được coi là biểu tượng của sự sống mới
hoặc mầm sống. Nhiều nền văn hoá khác cũng coi trứng là biểu tượng của sự sinh
sản.
Từ thời trung cổ người Ai cập và người Ba
tư đã vẽ các quả trứng màu đỏ trong ngày lễ mừng Mùa Xuân (màu đỏ được coi là
màu của tử cung người mẹ. Truyền thống vẽ lên trứng được duy trì mãi đến về sau
này và được bổ sung bằng nhiều màu sắc khác nhau.
Theo quan niệm của người theo đạo Thiên
Chúa phương Tây thì trứng là biểu tượng của “nầm mồ” được đóng kín mà từ đó
Chúa đã bước ra như biểu tượng của sự bất tử.
Người theo Đạo Thiên Chúa phương Đông thì
quan niệm rằng màu đỏ là màu máu của Chúa.
5. Ngoài ra còn một số các biểu tượng khác: mèo,
thỏ, hoa cải ngựa, sữa và mật ong.
Ngoài việc Ngày Lễ Phục Sinh theo truyền
thống của Đạo Thiên Chúa thì ở Séc họ cũng kỷ niệm theo truyền thống dân gian.
Họ coi dịp này là ngày để liên hoan và vui vẻ. Vì vậy ở đây ngày này hay chúc
nhau là “Veselé Velikonoce” - “ lễ phục sinh vui vẻ”.
Trong dịp này họ cũng gửi cho nhau các thiếp
chúc mừng, mua quà cho trẻ em (chủ yếu là trứng, bánh và sô cô la hình con thỏ,
trứng, cừu), làm bánh ngọt, trang hoàng nhà cửa.
Theo truyền thống từ xa xưa vào ngày thứ 2
của Lễ các thanh niên trong làng đi từng nhà gõ cửa, đuổi theo các cô gái vừa cầm
roi đánh vừa hát bài truyền thống, các cô gái phải đưa cho các chàng trai những
quả trứng do mình vẽ như một lời cảm ơn và sự tha thứ. Đây còn được coi là sự để
ý của các chàng trai với các cô gái. Cô gái nào mà không có ai “đánh” còn cảm
thấy buồn tủi.
Các roi đánh thường được đan với 24 nút thắt
dài khoảng nửa mét đến hai mét. Họ cho rằng việc bị “đánh roi” còn mang lại cho
các cô gái sức khoẻ và sinh sản trong cả năm đó.
Ở Séc ngày Lễ phục sinh cũng được coi như
ngày chào đón mùa xuân.